bất động sản
04/06/2024
Vấn đề kinh phí bảo trì chung cư đã được giải quyết?
Cho tôi hỏi về vấn đề kinh phí bảo trì chung cư hiện nay.
Trước giờ tôi có đọc báo và cũng hay thấy nhiều tranh chấp về vấn đề xung quanh phí bảo trì và ban quản trị nhà chung cư. Tuy nhiên, trong những tháng đầu của năm 2015 lại không thấy nổi cộm lên những vấn đề xoay quanh việc này nữa.
Vậy có phải là vấn đề này đã được giải quyết theo pháp luật rồi phải không? và nếu được giải quyết thì Luật sư có thể cho tôi biết về các chế tài áp dụng để xử lí những trường hợp trên được không?
Tôi xin cảm ơn
nghia2110.nuce@…
Trương Thị Hồng Châu – Chuyên viên tư vấn pháp lý Công ty Luật TNHH Đất Luật trả lời:
Liên quan đến câu hỏi của Quý Ông/Bà về nguyên nhân lắng dịu của các các tranh chấp về kinh phí bảo trì và ban quản trị nhà chung cư trong thời gian qua, chúng tôi có ý kiến như sau:
Tranh chấp mà Quý Ông/Bà đề cập là vấn đề khá chung chung. Theo đó, chúng tôi không có cơ sở để đưa ra câu trả lời chính xác cho nội dung này. Tuy nhiên, để giúp Quý Ông/Bà có thêm thông tin, chúng tôi khái quát các quy định pháp luật có liên quan như sau:
Theo quy định tại Điều 71,72 Luật Nhà ở 2005 và Điều 50, 51 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ về hướng dẫn Luật Nhà ở, Thông tư 03/2014/TT-BXD ngày 20/02/2014 của Bộ Xây dựng thì trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày nhà chung cư được đưa vào khai thác sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì tổ chức Hội nghị nhà chung cư để bầu Ban quản trị – là người đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu và những người sử dụng trong quá trình sử dụng nhà chung cư. Số lượng thành viên Ban quản trị do Hội nghị nhà chung cư quyết định. Nhiệm kỳ của Ban quản trị nhà chung cư tối đa là ba năm. Ban quản trị hoạt động theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Ban quản trị có trách nhiệm xây dựng nội quy, quy chế sử dụng; lựa chọn, ký hợp đồng với đơn vị quản lý vận hành; thu thập ý kiến của cư dân để phán ánh cơ quan tổ chức có liên quan; kiểm tra giám sát việc bảo hành, bảo trì; giữ gìn an ninh trật tự, thực hiện các nhiệm vụ khác,…
Kinh phí bảo trì là 2% tiền bán nhà ở. Khoản kinh phí này được trích trước thuế để nộp và được gửi vào ngân hàng thương mại do Ban quản trị nhà chung cư quản lý để phục vụ cho công tác bảo trì phần sở hữu chung theo quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư. Nếu kinh phí này không đủ để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu.
Về chế tài xử phạt: Theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013, trường hợp sử dụng kinh phí quản lý vận hành hoặc kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư không đúng quy định: phạt từ 10 đến 20 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 55); trường hợp không thực hiện bảo trì công trình theo đúng quy trình bảo trì, không báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc thực hiện bảo trì công trình và sự an toàn của công trình (từ cấp 2 trở lên) và các công trình khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa,… : phạt từ 20 đến 30 triệu đồng (khoản 2 Điều 17).
Bài viết liên quan

Theo quy định, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18/12/1980, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy quy định cụ thể thế nào? Cấp sổ đỏ cho hộ gia đình đang sử dụng […]

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Trong đó có đề xuất quy định về lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Theo […]

NHNN đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 51/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng. Hình minh họa Theo đó, dự thảo Thông tư bổ sung […]