04/06/2024

24 lượt xem

Thắc mắc cho tặng tài sản chung sau hôn nhân

Câu hỏi của bạn đọc CafeLand có nội dung:
Vợ chồng tôi đang có ý định ly dị. Chúng tôi đã mua 1 căn chung cư trả góp được 1/2 số tiền. Hiện nay, chồng tôi đã làm hợp đồng ủy quyền cho tôi nội dung sang tên, chuyển nhượng, cho tặng, thế chấp, tôi có quyền định đoạt trong 5 năm.

Nếu tôi tặng hợp đồng cho em gái tôi thì sau này chồng tôi có được đòi 50/100 số tiền đã góp không? Tôi mới có hợp đồng mua bán có thể tặng cho em gái hay không? Khi đó, chúng tôi cần chuẩn bị thủ tục như thế nào? Xin cảm ơn.

minhanhle@…

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

Căn cứ tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

Ngoài ra, việc định đoạt tài sản chung vợ chồng căn cứ theo Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình, cụ thể :

“1.Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2.Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”

Như vậy, muốn tặng cho tài sản chung của vợ chồng thì phải có sự thỏa thuận và đồng ý của hai vợ chồng. Trong trường hợp của bạn, do căn hộ này mới thanh toán được 1/2 và nếu hợp đồng đứng tên 2 vợ chồng thì việc tặng cho chỉ được thực hiện sau khi đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đối với nhà ở trả chậm, trả dần.

Đối với giấy ủy quyền định đoạt thì việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật. Quy định tại Luật Nhà ở đối với nhà trả chậm, trả dần chỉ được chuyển nhượng khi đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở.

Bài viết liên quan

images

Theo quy định, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18/12/1980, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy quy định cụ thể thế nào? Cấp sổ đỏ cho hộ gia đình đang sử dụng […]

images

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Trong đó có đề xuất quy định về lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Theo […]

images

NHNN đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 51/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng. Hình minh họa Theo đó, dự thảo Thông tư bổ sung […]