04/06/2024

17 lượt xem

Đất khai hoang từ năm 2003 có được bồi thường?

Câu hỏi từ bạn đọc CafeLand có nội dung:
Gia đình tôi có khai hoang cải tạo một mảnh đất để sản xuất lúa 2 vụ, từ năm 2003 đến nay.

Vậy khi Nhà nước thu hồi có được bồi thường không ? Nếu được thì mức bồi thường như thế nào?

Xin luật sư tư vấn giúp. Chân thành cám ơn!

tranvawnlinh@…

Luật sư Nguyễn Thị Huỳnh, Công Ty Luật TNHH ATIM

Trả lời:

Chào bạn,

Từ các thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:

Thứ nhất, về điều kiện bồi thường, đất gia đình bạn khai hoang để trồng lúa thuộc loại đất nông nghiệp, việc thu hồi đối với loại đất này được quy định tại Khoản 2 Điều 77 Luật Đất Đai năm 2013 như sau:

“Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này.”

Như vậy, đất của gia đình bạn đã khai hoang và sử dụng từ năm 2003 đến nay thuộc trường hợp được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, kể cả khi đất của gia đình bạn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thậm chí không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thứ hai, về hình thức bồi thường, theo Khoản 2 Điều 74 Luật Đất đai 2013, việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng bồi thường đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi hoặc nếu không có đất để bồi thường thì sẽ được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Thứ ba, mức bồi thường bằng diện tích đất thực tế đang sử dụng nhưng không được vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp (không quá 03 héc ta nếu ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; hoặc không quá 02 héc ta nếu ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác). Trường hợp đất của gia đình bạn vượt hạn mức nêu trên, phần đất vượt hạn mức sẽ không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, gồm:

  • Chi phí san lấp mặt bằng;
  • Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
  • Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
  • Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.

Bài viết liên quan

images

Theo quy định, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18/12/1980, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy quy định cụ thể thế nào? Cấp sổ đỏ cho hộ gia đình đang sử dụng […]

images

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Trong đó có đề xuất quy định về lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Theo […]

images

NHNN đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 51/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng. Hình minh họa Theo đó, dự thảo Thông tư bổ sung […]